Cầu thang còn biết đến là một phần quan trọng và ví như là xương sống của ngôi nhà. Một thiết kế cầu thang hợp phong thủy sẽ giúp thu hút tài lộc, mang lại sự cân bằng năng lượng và bình an cho cả gia đình. Bài viết dưới đây chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm về phong thủy cầu thang bạn cần nên biết và những nguyên tắc trong thiết kế!

Tầm quan trọng của phong thủy cầu thang trong nhà ở
Trong các thiết kế nhà ở hiện đại, phong thủy không chỉ là một yếu tố tâm linh đơn thuần mà còn là nhu cầu vô cùng thiết thực trong đời sống con người, đặc biệt là khi bố trí phong thủy cầu thang. Cầu thang được xem như là cầu nối lưu thông vận khí trong gia đình, giúp kết nối các không gian liên tầng lại với nhau và phân bổ năng lượng khắp ngôi nhà.
Nếu được đặt đúng hướng, đúng vị trí, nó sẽ thu hút tài lộc, sức khỏe và tránh những điều xui xẻo cho gia đình. Một thiết kế cầu thang hợp lý và phong thủy sẽ giúp đón nhận nguồn năng lượng tích cực, mang lại sự thịnh vượng và bình an. Do đó, gia chủ cần lưu ý từ kiểu dáng, vị trí đến hướng đặt cầu thang để đảm bảo hài hòa giữa thẩm mỹ và yếu tố tâm linh.

Những nguyên tắc cơ bản của phong thủy cầu thang
Để có thể thiết kế cầu thang chuẩn phong thủy giúp tránh được các tác động tiêu cực về sức khỏe, hao hụt tài vận của các thành viên gia đình thì việc tuân theo những nguyên tắc vô cùng quan trọng. Dưới đây là những nguyên tắc phong thủy cầu thang cơ bản mà bạn cần phải lưu ý trong việc thiết kế:
Vị trí đặt cầu thang theo phong thủy
Trong thiết kế nhà ở, việc tuân thủ các nguyên tắc phong thủy cầu thang không chỉ giúp tăng cường vượng khí mà còn tránh được những xung khí không mong muốn. Theo nguyên tắc phong thủy cần phải đảm bảo tính hài hòa năng lượng giữa các tầng để năng lượng được phân bố đều.
Về cầu thang tầng 1, bạn nên đặt ở đầu hành lang để dẫn sinh khí vào nhà. Trong khi các tầng trên như tầng 2 hay tầng 3 thì cầu thang nên được bố trí ở cuối hành lang để đảm bảo sự cân bằng năng lượng. Nếu đặt sai vị trí, đặc biệt là ở khu vực phòng khách không hợp lý, sẽ gây cản trở luồng khí, ảnh hưởng đến vận may và sức khỏe của gia đình.

Tránh sử dụng cầu thang hình xoắn quanh cột
Mặc dù cầu thang xoắn ốc tiết kiệm diện tích và phù hợp với nhà nhỏ, nhưng nó lại tiềm ẩn nhiều bất lợi về phong thủy cầu thang. Theo quan niệm phong thủy, thiết kế xoắn ốc quanh cột nhà sẽ tạo ra luồng khí xoáy, làm rối loạn dòng chảy tự nhiên của sinh khí trong nhà.
Đặc biệt nhất là nam giới, khi cầu thang đặt gần phòng ngủ hoặc không gian làm việc sẽ làm gia tăng hung khí làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tài lộc, các mối quan hệ trở nên căng thẳng.

Kiêng kỵ khi làm cầu thang hở
Theo nguyên tắc phong thủy cầu thang, lối thiết kế bậc hở thường được ưa chuộng nhưng lại là điều tối kỵ cần nên tránh. Dù mang lại vẻ đẹp hiện đại và cảm giác thoáng đãng, nhưng khi cầu thang hở sẽ khiến sinh khí bị thất thoát, phá vỡ nguyên tắc “tàng phong tụ khí” cơ bản. Nôm na nguyên tắc này chính là tránh nơi gió thổi quá mạnh vì sẽ khiến tài lộc bị thổi bay.
Thành cầu thang đóng vai trò như bức tường bảo vệ, không chỉ đảm bảo an toàn mà còn giúp duy trì dòng khí ổn định lưu chuyển giữa các tầng. Nên một khi thành cầu tháng thiếu đi yếu tố che chắn này, nguồn năng lượng tốt sẽ bị phân tán, ảnh hưởng trực tiếp đến tài lộc và sức khỏe gia chủ.

Lỗi phong thủy cầu thang khi đặt nhà vệ sinh dưới gầm
Việc bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang là một trong những sai lầm nghiêm trọng cần tránh. Khu vực này vốn là nơi lưu thông khí quan trọng nhưng một khi đặt nhà vệ sinh ở đây sẽ đẩy dòng khí xấu đi lên và làm ô uế dòng sinh khí, khiến vượng khí của ngôi nhà bị suy giảm đáng kể.

Kiêng kỵ khi làm cầu thang ở giữa nhà
Đây là một lối thiết kế vừa làm mất đi tính thẩm mỹ tổng thể và chiếm dụng không gian phòng khách một cách bất hợp lý mà còn gây mất cân đối và tạo cảm giác chia cắt cho ngôi nhà. Xét về phương diện phong thủy cầu thang khi đặt giữa nhà sẽ tạo ra sự phân chia và làm phá vỡ tính hài hòa vốn có.
Vị trí trung tâm theo ngũ hành sẽ thuộc hành Thổ, trong khi cầu thang lại mang hành Mộc. Sự tương khắc này khiến nguồn năng lượng tích tụ ở trung tâm nhà bị rút cạn, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe và tài vận của gia đình.
Thiết kế phong thủy cầu thang như thế nào?
Để có một lối thiết kế phong thủy cầu thang đem đến luồng sinh khí lưu thông tốt và mang lại nhiều thuận lợi cho gia chủ, bạn có thể lưu ý một số tiến hành như sau:
- Đặt cầu thang ở các vị trí thoáng đãng, sáng sủa và dồi dào sinh khí
- Để giúp cho dòng khí lưu thông tốt giữa từng tầng và không gian thì nên thiết kế phong thủy cầu thang có từng khúc nghỉ với độ uốn cong nhẹ
- Xây dựng kết cấu cầu thang thật vững chắc
- Cầu thang cần có tay vịn và không hở nhằm bảo đảm sự an toàn cho gia đình
- Cầu thang nên lắp đặt thêm đèn nhằm bảo đảm được độ sáng và hỗ trợ yếu tố phong thủy thêm hài hòa
- Cần tính toán số bậc cầu thang theo đúng chuẩn phong thủy
- Các cung nên đặt cầu thang như là Âm Quý nhân, Thiên lộc, Thiên mã, Đào hoa,…

Kích thước cầu thang theo phong thủy
Tiếp nối trong lối thiết kế cầu thang thì việc lựa chọn kích thước cầu thang theo phong thủy cũng cần được tính toán kỹ càng:
Chiều cao cầu thang
Theo quy chuẩn xây dựng tại Việt Nam, chiều cao cầu thang lý tưởng có mức dao động khoảng từ 3 – 4m được tính từ mặt sàn tầng dưới lên mặt sàn tầng trên. Hiện nay, độ cao sàn tối đa thường là 3.4m giúp đảm bảo sự thoải mái và an toàn khi di chuyển.
Cũng trong mặt phong thủy, một cầu thang đạt chuẩn nên có 25 bậc để hài hòa năng lượng. Số bậc này không chỉ phù hợp với chiều cao 3 – 4m mà còn mang ý nghĩa “sinh – lão – bệnh – tử”, giúp gia chủ gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong cuộc sống.
Chiều rộng cầu thang
Chiều rộng cầu thang cần đạt sự cân bằng giữa công năng và thẩm mỹ. Một cầu thang quá rộng sẽ lãng phí diện tích và khi quá hẹp sẽ lại gây khó khăn khi di chuyển.
- Theo tiêu chuẩn thiết kế, chiều rộng lý tưởng nhất là khoảng 90cm – đủ rộng để một người vận chuyển đồ đạc dễ dàng giữa các tầng.
- Đối với những ngôi nhà có diện tích khiêm tốn, chiều rộng tối thiểu có thể giảm xuống 60cm nhưng vẫn đảm bảo thuận tiện khi sử dụng.
Lựa chọn kích thước phù hợp sẽ mang lại sự hài hòa giữa công năng và không gian sống cho ngôi nhà của bạn.

Độ cao của bậc cầu thang
Chiều cao bậc cầu thang là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn và thoải mái khi sử dụng. Một bậc thang khi quá cao sẽ khiến việc di chuyển trở nên mệt mỏi và dễ tiềm ẩn nguy cơ trượt ngã, đặc biệt điều này sẽ vô cùng nguy hiểm với trẻ em và người cao tuổi.
Theo tiêu chuẩn thiết kế, chiều cao lý tưởng cho mỗi bậc cầu thang dao động từ 15-18cm. Kích thước này không chỉ đảm bảo độ dốc vừa phải mà còn tạo sự cân bằng hoàn hảo giữa tính thẩm mỹ và công năng sử dụng, giúp các thành viên trong gia đình di chuyển dễ dàng và an toàn.
Chiều rộng của bậc cầu thang
Chiều rộng bậc thang cũng là số đo được đặc biệt quan tâm khi thiết kế cầu thang. Thông thường độ rộng bậc cầu thang theo phong thủy sẽ rơi từ 25 đến 30cm. Lưu ý không nên để độ rộng vượt quá 30cm vì có thể làm mất đi tính cân đối, gia tăng độ dốc và khiến việc di chuyển gặp trở ngại.
Độ dốc của cầu thang
Độ dốc cầu thang được xác định dựa trên tỷ lệ giữa chiều cao và chiều rộng bậc thang, thường dao động từ 20-45 độ. Trong đó, ở khoảng 33-36 độ được coi là lý tưởng nhất và đảm bảo sự an toàn khi di chuyển đồng thời mang lại tính thẩm mỹ cho không gian sống.
Chiều cao của tay vịn và lan can
Chiều cao lan can lý tưởng cho phong thủy cầu thang nhà ở dao động từ 0.9m đến 1.1m, tính từ mặt bậc thang lên tới tay vịn. Kích thước này đảm bảo sự an toàn tuyệt đối đồng thời phù hợp với tầm với của người sử dụng. Dù có thể điều chỉnh linh hoạt theo phong cách thiết kế, chiều cao tối thiểu không nên dưới 90cm để ngăn ngừa các tai nạn đáng tiếc, đặc biệt quan trọng đối với gia đình có trẻ nhỏ.

Diện tích của chiếu nghỉ
Chiếu nghỉ là yếu tố quan trọng giúp giảm mệt mỏi khi di chuyển, đặc biệt với các mẫu cầu thang gấp khúc. Theo tiêu chuẩn xây dựng cầu thang thì:
- Cứ 11 bậc nên bố trí 1 chiếu nghỉ
- Chiều rộng tối thiểu bằng chiều rộng thân thang (90cm)
- Không nhỏ hơn 60cm để đảm bảo an toàn
Kích thước này tạo điểm dừng chân thoải mái, đồng thời duy trì tính thẩm mỹ và sự liền mạch cho tổng thể phong thủy cầu thang.
Cách tính số bậc cầu thang phong thủy
Việc tính toán số bậc cầu thang cần tuân theo quy luật: Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Cách tính số bậc cầu thang phong thủy cần phải luôn đảm bảo bậc cuối cùng luôn rơi vào cung “Sinh” – biểu tượng của sự khởi đầu may mắn và tài lộc dồi dào. Công thức tính bậc dựa theo công thức sau:
A = 4n + 1
Trong đó: n là số lần chu kì lặp lại
Ngoài ra bạn cũng nên chú ý giữa các bậc không được hở nhau. Vì nếu kẽ hở giữa các bậc sẽ ảnh hưởng đến tài lộc, các luồng khí sẽ bị phân tán ảnh hưởng trực tiếp đến ngôi nhà.
Chọn vật liệu cho phong thủy cầu thang
Trong thiết kế nhà ở hiện đại, việc lựa chọn vật liệu cho cầu thang cần đáp ứng cả yếu tố phong thủy lẫn tính thẩm mỹ. Về phong thủy cầu thang, bạn cần phải nên sử dụng các vật liệu đảm bảo sự vững chãi, bền bỉ theo thời gian để duy trì dòng khí lưu thông ổn định.
Có 2 vật liệu thường được sử dụng để lắp đặt cầu thang:
- Gạch và đúc khối bê tông kiên cố, các bậc thang sẽ được ốp đá hoặc gỗ, các thanh lan can làm bằng gỗ, kim loại để tăng yếu tố thẩm mỹ cho ngôi nhà
- Chất liệu gỗ thường sẽ sử dụng cho các cầu thang lên gác xép, tầng lửng,…

Lựa chọn màu sắc cầu thang hợp phong thủy
Màu sắc cầu thang luôn là một trong những yếu tố cốt lõi về việc kết nối tính thẩm mỹ giữa các tầng không gian và sự hài hòa với khoan gian ngôi nhà. Theo các chuyên gia phong thủy, việc lựa chọn màu sắc cầu thang cần tuân thủ nguyên tắc tương sinh trong ngũ hành:
- Mệnh Kim: các màu như trắng, bạc xám chính là các tông màu phù hợp với cung mệnh, cùng với đó bạn có thể lựa chọn những tông màu thuộc mệnh Thổ như nâu, vàng nhạt để có thể tạo được mức độ sang trọng và ổn định.
- Mệnh Mộc: màu cẩm thạch, xanh lá cũng là sự lựa chọn tốt nhất. Cũng có thể dùng những tông màu thuộc mệnh Thủy như xanh dương nhằm tạo được mức độ bình yên và tươi mới.
- Mệnh Hỏa: màu xanh lá cây, xanh rêu, cam, đỏ cũng là những tông màu phù hợp. Tránh dùng những tông màu thuộc mệnh Thủy bởi sẽ khiến cho không gian làm giảm đi sức mạnh của mệnh Hỏa.
- Mệnh Thủy: xanh dương, xanh da trời chính là sự lựa chọn phù hợp nhất. Mọi người có thể dùng những tông màu thuộc mệnh Kim như trắng, bạc, xám nhằm tạo được mức độ thanh lịch – tinh tế.
- Mệnh Thổ: nâu, vàng nhạt, nâu đất chính là tông màu phù hợp. Cũng có thể dùng những tông màu thuộc mệnh Hỏa như tím – đỏ nhằm tạo được điểm nhấn và mức độ năng động.

Một số lỗi phong thủy cầu thang thường gặp và cách hóa giải
Đây là những lỗi phong thủy cầu thang mà mọi người thường hay hiểu lầm nên dẫn đến phạm phải các điều kiêng kỵ khi làm cầu thang không đáng có:
- Thiết kế cầu thang mây, nghĩa là giữa từng bậc có khoảng trống để giúp cho không gian giữa từng bậc cầu thang luôn được thông thoáng.
- Lựa chọn cầu thang xoắn nhằm tiết kiệm được diện tích của nhà ở.
- Vì muốn được tiết kiệm diện tích, ở dưới gầm cầu thang sẽ luôn được tận dụng để làm nhà vệ sinh.
- Độ dốc của cầu thang tương đối lớn, độ rộng từng bậc nhỏ khiến cho việc di chuyển trở nên khó khăn hơn.
Khi bất khả kháng phải sử dụng thiết kế cầu thang không đúng chuẩn phong thủy, có nhiều cách khéo léo để hóa giải:
- Tiểu cảnh nước dưới gầm cầu thang: vừa tăng tính thẩm mỹ vừa cải thiện vận khí. Dòng nước chảy nhẹ giúp điều hòa sinh khí, trung hòa những năng lượng tiêu cực.
- Chuông gió và đèn chiếu sáng: tạo ra âm thanh và ánh sáng tích cực. Chuông gió đồng thanh xua tan tà khí, trong khi đèn lồng bổ sung nguồn sáng ấm áp, cân bằng năng lượng cho khu vực cầu thang.
- Tranh phong thủy mang sinh khí: giúp thu hút tài lộc và kích hoạt nguồn năng lượng tích cực, hóa giải những điểm không hoàn hảo trong thiết kế.
| Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm 30+ Những điều kiêng kỵ về tâm linh khi xây nhà.|
Phong thuỷ cầu thang- Nhà có cầu thang xem ngay
Một số câu hỏi liên quan
Cầu thang nên xây bên trái hay bên phải nhà?
Trong nhà ở, việc bố trí cầu thang rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân bằng năng lượng trong không gian sống. Theo nguyên tắc phong thủy cầu thang cần lưu ý thì cầu thang nên đặt ở phía bên trái ngôi nhà vì vị trí này tượng trưng cho việc mang lại sự thuận lợi và phát triển.
Thế nào là cầu thang đặt giữa nhà?
Cầu thang đặt giữa nhà được gọi là vị trí trung cung, thuộc hành Thổ, trong khi đó Thổ lại khắc Mộc. Đây là một lỗi phong thủy cầu trang bạn cần nên tránh vì các nguồn khí di chuyển, vận trong trong nhà qua cầu thang sẽ ảnh hưởng đến phòng ngủ hoặc đè nén không gian bếp đều là điều đại kỵ.
Có nên đặt phong thủy cầu thang hướng ra cửa?
Không vì phong thủy cầu thang hướng ra cửa chính sẽ khiến năng lượng xộc vào nhà một cách đột ngột và gây rối loạn trường khí, khiến chủ nhà bị hao tán tiền của, tài lộc cứ thế ‘đội nón ra đi’. Do đó, xây dựng nhà có phong thủy cầu thang hướng ra cửa chính được xem là điều cấm kỵ cần được hóa giải.
Số bậc cầu thang nên là số lẻ hay số chẵn để tốt cho gia chủ?
Theo phong thủy, số bậc cầu thang nên tính theo số lẻ (thuộc Dương) để cân bằng năng lượng, thường áp dụng quy tắc “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” (bậc cuối rơi vào cung “Sinh”). Tuy nhiên, nếu nhà có trẻ nhỏ/người già, có thể chọn số chẵn (16, 18 bậc) để đảm bảo an toàn và tiện dụng.
Có nên trồng cây hoặc đặt đèn chiếu sáng dưới chân cầu thang?
Nên đặt đèn chiếu sáng dưới chân cầu thang để tăng sinh khí, tránh âm khí tụ do thiếu ánh sáng. Không nên trồng cây lớn tại đây vì dễ gây bí khí, chỉ nên dùng cây nhỏ (như kim tiền, lưỡi hổ) nếu khoảng trống rộng.
Lời kết
Nội dung trên đã chia sẻ tất tần tật những thông tin về phong thủy cầu thang mà bạn cần nên lưu ý. Việc biết cách vận dụng trong lối thiết kế chắc chắn sẽ giúp cho gia chủ có thêm kinh nghiệm khi chuẩn bị bố trí và xây dựng cầu thang hợp phong thủy cho ngôi nhà của mình. Nếu có bất kỳ góp ý hay cảm nhận về bài viết, hãy chia sẻ vào phần bình luận bên dưới đây!