Giếng trời trong nhà ống: Giải pháp thiết kế tối ưu cho không gian sống

Trong mô hình thành thị hiện đại như ngày nay, giếng trời xuất hiện như một giải pháp kiến trúc tinh tế và thông minh. Không chỉ khắc phục những nhược điểm về công năng, …

giếng trời trong nhà ống

Trong mô hình thành thị hiện đại như ngày nay, giếng trời xuất hiện như một giải pháp kiến trúc tinh tế và thông minh. Không chỉ khắc phục những nhược điểm về công năng, thiết kế này còn mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc đối với đời sống gia chủ giúp điều hòa khí lưu, thu hút sinh khí tài vận và cuộc sống của. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về việc bố trí giếng trời cho không gian sống tích cực cũng như các giải pháp phong thủy giúp tối tối ưu vượng khí gia đình!

Giếng trời trong nhà ống
Giếng trời trong nhà ống là giải pháp kiến trúc tinh tế và thông minh cho ngôi nhà

Giếng trời trong nhà ống là gì?

Giếng trời là khoảng không gian mở được thiết kế theo phương thẳng đứng từ mái nhà xuống sàn, có chức năng như một “chiếc giếng” giúp đón ánh sáng tự nhiên và tạo luồng gió đối lưu cho không gian ngôi nhà. Thiết kế thông minh này đặc biệt hữu ích đối với những công trình nhà ống có ít mặt thoáng. Cấu tạo giếng trời bao gồm 3 phần:

  • Đỉnh giếng: Là phần cao nhất có cấu tạo từ khung và mái che có không chỉ có tác dụng che chắn mà còn tăng tính thẩm mỹ từ kiểu dáng đến chất liệu đa dạng.
  • Thân giếng: Là khoảng không kéo dài xuyên suốt chiều cao đem đến luồng ánh sáng cho không gian ngôi nhà.
  • Đáy giếng: Đây là phần thường nằm ở tầng thấp nhất hoặc tầng trệt có chức năng giúp thông khí và đón nắng gió cho toàn bộ công trình. Đáy giếng được chú trọng thiết kế tiểu cảnh để tăng tính thẩm mỹ đặc sắc cũng như yếu tố phong thủy.
cấu tạo của giếng trời trong nhà ống
Cấu tạo của giếng trời trong nhà ống giúp khắc phục hiệu quả ánh sáng

Không chỉ khắc phục hiệu quả tình trạng thiếu sáng và ngột ngạt, giếng trời còn góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ cho không gian sống. Tùy theo diện tích và phong cách kiến trúc, giếng trời có thể được thiết kế với nhiều hình dáng và quy mô khác nhau, từ những mẫu nhỏ gọn đến các thiết kế rộng rãi, tạo điểm nhấn ấn tượng cho ngôi nhà.

Vị trí đặt giếng trời trong nhà hợp phong thủy

Trong yếu tố phong thủy, việc sắp xếp vị trí đặt giếng trời trong nhà đúng nơi, đúng chỗ vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ giúp tạo điểm nhấn và tăng nét thẩm mỹ cho ngôi nhà mỗi khi có khách đến chơi mà còn có tác động đến vượng khí và sức khỏe của gia chủ.

Ứng dụng phong thủy vào bố trí giếng trời trong nhà

Ngoài việc dựa trên góc nhìn khoa học, thiết kế mà giếng trời trong nhà còn là yếu tố phong thủy quan trọng khi được bố trí theo nguyên tắc ngũ hành. Với vị trí trung tâm ngôi nhà, giếng trời tượng trưng cho hành Thổ, là yếu tố cân bằng trong mối quan hệ ngủ hành: “Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa” hay “Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung”.

ứng dụng phong thủy vào bố trí giếng trời trong nhà ống
Ứng dụng phong thủy vào bố trí giếng trời trong nhà ống

Để tối ưu hóa yếu tố phong thủy vào bố trí giếng trời trong nhà, cần lưu ý:

  • Tương tác ngũ hành: Màu sắc, vật liệu và hình dáng giếng trời cần hài hòa với các hành tương ứng còn lại trong không gian xung quanh.
  • Thiết kế đa năng: Giếng trời có mái là giải pháp lý tưởng cho nhà thấp tầng, vừa đảm bảo công năng thờ cúng thuận tiện, vừa tránh ảnh hưởng từ các tầng trên.
  • Cá nhân hóa: Lựa chọn hình dáng và chất liệu phù hợp với bản mệnh gia chủ để tăng cường sinh khí và vận may.

Bố trí giếng trời dựa trên cấu trúc nhà

  • Đối với ngôi nhà có kiến trúc không vuông vắn: giếng trời nên được đặt ở các góc trong không gian nhà, đại diện cho hành Hỏa và giúp cân bằng, cải thiện yếu tố Hỏa sinh Thổ.
  • Diện tích nhà hạn chế: Tối ưu tích hợp các không gian sẵn có như cầu thang giúp đảm bảo yếu tố thoáng khí, ánh sáng cho không gian và còn tạo điểm nhấn độc đáo.
  • Nhà ống có cấu trúc hẹp: Chỉ nên dựng bố trí 1 giếng trời duy nhất để đảm bảo sự thông thoáng tại tầng trệt hoặc sân thượng để tạo điều kiện đón gió lưu thông theo phương ngang.
  • Nhà ống có cấu trúc dài: Cần bố trí gồm 2 giếng trời tại vị trí giữa nhà và giếng trời cuối nhà ống. Điều này đảm bảo giếng trời được hoạt động theo sự cân bằng áp suất, 1 đón gió vào và 1 đẩy khí nóng ra, tạo nên sự lưu thông và tuần hoàn khí liên tục.

Đặt giếng trời gần khu vực bếp

Khi đặt giếng trời gần khu vực bếp sẽ chính là biện pháp tối ưu cho cho những ngôi nhà ống được xây dựng tại khu vực có khí hậu nóng, oi bức. Nên đặt giếng trời phía sau bếp kết hợp với tiểu cảnh trang trí cùng cây xanh, bể cá để tạo nên không gian xanh mát, giúp thông gió, tăng cường sinh khí.

Giếng trời trong nhà ống đặt gần khu vực bếp
Giếng trời trong nhà ống đặt gần khu vực bếp

Tuy nhiên, không nên đặt giếng trời tại vị trí gần bếp nấu vì sẽ phạm phải nguyên tắc “tàng phong tụ khí” trong khi giếng trời lại mang tính động.

Giếng trời đặt cạnh phòng ăn

Vị trí này cho phép tận dụng sự tương sinh giữa các yếu tố ngũ hành như bố trí tiểu cảnh suối nước nhân tạo mang hành Thủy kết hợp cây xanh tượng trưng cho Mộc để tạo sự hài hòa với không gian phòng ăn thuộc hành Mộc. Cách bài trí này không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn giúp lưu thông khí tốt, tạo bầu không khí trong lành cho bữa ăn gia đình.

Giếng trời trong nhà ống đặt cạnh phòng ăn
Giếng trời trong nhà ống đặt cạnh phòng ăn

Đối với những giếng trời trong nhà có vị trí thông với bếp, nên thiết kế dạng ống thẳng đứng (Mộc sinh Hỏa) để đảm bảo hài hòa phong thủy. Việc lắp đặt thêm mái che sẽ ngăn mưa tạt đồng thời hỗ trợ hút mùi hiệu quả mà vẫn giữ được tính thẩm mỹ cho không gian.

Giếng trời gần phòng ngủ

Giếng trời trong nhà khi được bố trí gần phòng ngủ cần được thiết kế tinh tế để tạo không gian nghỉ ngơi lý tưởng. Nên ưu tiên phong cách trang trí nhẹ với tông màu pastel hoặc sắc xanh dịu mát, kết hợp vật liệu tự nhiên như gỗ, tre để tăng cường yếu tố Thủy và Mộc.

Giếng trời trong nhà ống đặt gần phòng ngủ
Giếng trời trong nhà ống đặt gần phòng ngủ

Tuy nhiên đối với giếng trời trong nhà ở vị trí này, cần tránh thiết kế thô cứng bằng khung sắt hay để trống trải sẽ gây cảm giác lạnh lẽo và nặng nề.

Đặt giếng trời cuối nhà ống

Giếng trời cuối nhà ống thường nên có lối thiết kế như một khu vườn xanh mát thu nhỏ. Ngoài tác dụng điều hòa không khí, giếng trời cuối nhà còn là không gian thư giãn và nghỉ ngơi của gia đình mà còn điều hòa, cải thiện sinh khí cho năng lượng trong nhà. Diện tích giếng trời cuối nhà ống không nên quá bé để đảm bảo luồng không khí được lưu thông tốt.

Giếng trời trong nhà ống đặt cuối nhà ống
Giếng trời trong nhà ống đặt cuối nhà

Kích thước của giếng trời trong nhà

Kích thước giếng trời nhà ống thường không tuân theo một tiêu chuẩn nào vì chúng có thể được tùy chỉnh linh hoạt tùy thuộc vào yêu cầu và thông số kỹ thuật của gia chủ. Tuy nhiên điều này vẫn cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo cả về công năng lẫn thẩm mỹ cho thiết kế ngôi nhà.

Các kiến trúc sư và chuyên gia thường khuyến nghị tỷ lệ phù hợp để bố trí kích thước giếng là khoảng 5-15% diện tích sàn, tùy thuộc vào số lượng cửa sổ hiện có:

  • Nhà nhiều cửa sổ thì kích thước cửa số nên giữ ở mức 5% diện tích mặt sàn.
  • Nhà ít cửa có thể lên tới 15% để bù đắp lượng ánh sáng thiếu hụt.
Kích thước của giếng trời trong nhà ống nên được cân nhắc kỹ lưỡng
Kích thước của giếng trời trong nhà ống nên được cân nhắc kỹ lưỡng

Kích thước giếng trời ống hợp lý sẽ nên khoảng từ 4 – 6m2. Diện tích tối thiểu của giếng trời là 450 x 450mm. Đây là một thông số đã được tính toán kỹ lưỡng, vừa đảm bảo công năng, vừa mang lại tính thẩm mỹ và an toàn cho gia chủ.

Những kiêng kỵ khi đặt giếng trời trong nhà

Theo quan niệm phong thủy, giếng trời chính là điểm hội tụ giao thoa của năng lượng giữa trời và đất. Khi được bố trí đúng cách sẽ giúp thu hút vượng khí cho ngôi nhà. Tuy nhiên, những điều kiêng kị về tâm linh khi xây nhà nếu không được lưu ý kỹ lưỡng, cùng với việc phạm phải những điều kiêng kỵ sau đây, giếng trời trong nhà có thể mang lại những tác động bất lợi

  • Tránh đặt giếng trời đối diện cửa chính: Điều này sẽ khiến năng lượng tốt bị thất thoát, gây ảnh hưởng đến tài lộc của gia chủ.
  • Tránh đặt giếng trời đối diện nhà vệ sinh: Điều này sẽ làm ô uế không khí và mang đến những luồng khí xấu.
  • Không đặt giếng trời ở hướng Bắc: Vì đây là hướng xấu – mang phương vị âm, không tốt cho sức khỏe, tiền tài của gia chủ.
  • Tránh đặt giếng trời có hình dạng kỳ dị: Nên chọn hình dạng vuông, tròn hoặc chữ nhật cho giếng trời để đảm bảo sự hài hòa về mặt phong thủy. Thiết kế giếng trời có hình dạng kỵ dị sẽ tạo sự hỗn loạn, thiếu sự hài hòa.

9 Mẫu giếng trời đẹp trong nhà ống phổ biến hiện nay

Những thiết kế giếng trời sáng tạo không chỉ giải quyết bài toán ánh sáng và thông gió, mà còn trở thành điểm nhấn nghệ thuật độc đáo cho không gian sống. Dưới đây là những mẫu thiết kế giếng trời đẹp và tiện ích nhất đang được ưa chuộng hiện nay:

Giếng trời mái kính

Giếng trời mái kính đã trở thành xu hướng được ưa chuộng nhờ khả năng tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên. Thiết kế này không chỉ mang lại nguồn sáng dồi dào mà còn tạo hiệu ứng không gian mở rộng, giúp ngôi nhà trở nên thoáng đãng và tràn đầy sinh khí. Đặc biệt, với ưu điểm cách âm tốt và độ bền cao, giếng trời mái kính phù hợp với cả những công trình tại khu vực đô thị ồn ào.

Giếng trời trong nhà ống kết hợp mái kính tối ưu hóa ánh sáng
Giếng trời trong nhà ống kết hợp mái kính tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên
Giếng trời trong nhà ống kết hợp mái kính tạo hiệu ứng không gian mở rộng
Giếng trời trong nhà ống kết hợp mái kính tạo hiệu ứng không gian mở rộng
Giếng trời trong nhà ống hiện đại và sang trọng
Giếng trời trong nhà ống hiện đại và sang trọng

Giếng trời mái che

Để khắc phục nhược điểm của mái kính, nhiều gia đình lựa chọn lắp đặt mái che cho giếng trời trong nhà. Trong đó, mái tôn, mái ngói và mái xếp là ba loại phổ biến nhất.

  • Mái tôn: Có ưu điểm giá thành rẻ, dễ thi công nhưng dễ hấp thụ nhiệt và gây ồn khi mưa.
  • Mái ngói: Mang vẻ đẹp cổ điển, cách nhiệt tốt nhưng trọng lượng lớn và chi phí cao.
  • Mái xếp: Linh hoạt, có thể điều chỉnh độ mở nhưng giá thành cũng khá cao.

Dù mỗi loại đều có những hạn chế riêng, mái che vẫn là giải pháp hiệu quả để bảo vệ không gian dưới giếng trời khỏi tác động thời tiết và tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Giếng trời trong nhà ống có mái che 1
Giếng trời trong nhà ống có mái che độc đáo
Giếng trời trong nhà ống có mái che 2
Giếng trời trong nhà ống có mái che hiện đại, thẩm mỹ
Giếng trời trong nhà ống có mái che 3
Giếng trời trong nhà ống có mái che cách nhiệt tốt và tạo điểm sáng cho ngôi nhà

Giếng trời kết hợp tiểu cảnh

Kết hợp giếng trời trong nhà với tiểu cảnh là một giải pháp tuyệt vời để mang thiên nhiên vào không gian sống, vừa tạo điểm nhấn thẩm mỹ, vừa giúp ngôi nhà thêm thoáng đãng, mát mẻ. Tùy theo sở thích và phong cách thiết kế, bạn có thể lựa chọn một trong những loại tiểu cảnh như:

  • Tiểu cảnh khô: Kết hợp đá, sỏi, cát cùng các loại cây chịu hạn như xương rồng, sen đá, tạo nên vẻ đẹp mộc mạc, tĩnh tại.
  • Tiểu cảnh nước: Với hồ cá nhỏ, thác nước mini hoặc đài phun nước, tiểu cảnh này mang lại âm thanh róc rách nhẹ nhàng, giúp thư giãn tinh thần.
  • Tiểu cảnh xanh: Sử dụng các loại cây ưa bóng như dương xỉ, lan ý, lưỡi hổ, kim tiền… để tô điểm không gian bằng sắc xanh tươi mát, đồng thời thanh lọc không khí.

Dù lựa chọn phong cách nào, việc kết hợp giếng trời và tiểu cảnh cũng sẽ biến ngôi nhà thành một ốc đảo xanh đầy sức sống, hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên.

Giếng trời trong nhà ống kết hợp tiểu cảnh đẹp
Giếng trời trong nhà ống kết hợp tiểu cảnh đẹp
Giếng trời trong nhà ống kết hợp tiểu cảnh thiên nhiên
Giếng trời trong nhà ống kết hợp tiểu cảnh thiên nhiên
Giếng trời trong nhà ống kết hợp tiểu cảnh mát mẻ, sinh động
Giếng trời trong nhà ống kết hợp tiểu cảnh mát mẻ, sinh động

Những lưu ý khi thiết kế giếng trời trong nhà ống

Dù mang lại nhiều ưu điểm về ánh sáng và thẩm mỹ, giếng trời cần được thiết kế cẩn thận để đảm bảo công năng và an toàn khi sử dụng lâu dài. Một số cần chú ý đến một số yếu tố sau để đảm bảo hiệu quả sử dụng lâu dài:

  • Kết hợp mái che: Để tránh nước mưa hắt vào nhà qua giếng trời, cần lắp đặt mái che bằng kính cường lực hoặc vật liệu trong suốt giúp bảo vệ không gian bên dưới giếng trời mà vẫn đảm bảo ánh sáng tự nhiên.
  • Hệ thống thoát nước: Ở những khu vực có tiểu cảnh hoặc sân vườn dưới giếng trời, cần bố trí hệ thống thoát nước tốt để tránh tình trạng ngập úng.
  • An toàn cho trẻ nhỏ: Nếu gia đình có trẻ em, nên lắp đặt các thanh chắn hoặc tấm chắn an toàn quanh khu vực giếng trời để đảm bảo an toàn.
  • Cách âm: Giếng trời có thể làm tăng âm thanh từ tầng này sang tầng khác, do đó, nên chú ý đến việc sử dụng các vật liệu cách âm hoặc bố trí nội thất hợp lý để giảm thiểu tiếng ồn.

Giếng trời trong nhà ống- Vì sao nên làm giếng trời và những điều cần biết.

Một số câu hỏi liên quan

Những lỗi cần tránh khi thiết kế giếng trời là gì?

– Chọn sai vật liệu khi làm kính mái che
– Sai vị trí đặt và cao độ giếng phù hợp
– Thiết kế giếng trời trong nhà không đảm bảo an ninh
– Không nên thiết kế lan can thấp hoặc khe hở rộng.
– Cần chú ý đến việc thoát nước sàn.
– Không nên làm tường quá nhẵn khi thiết kế giếng trời trong nhà

Giếng trời có tác dụng gì trong nhà ống?

Giếng trời được xem là giải pháp tối ưu giúp khắc phục những hạn chế về ánh sáng và thông gió thường gặp ở nhà ống. Với thiết kế thông tầng độc đáo giúp giảm đáng kể việc sử dụng đèn điện vào ban ngày; cải thiện đáng kể sự lưu thông không khí, từ đó hạn chế tình trạng ẩm mốc và cảm giác bí bách trong nhà;

Giếng trời có làm nóng nhà không?

Giếng trời trong nhà ống có thể sẽ tăng thêm khí nóng cho không gian ngôi nhà nếu như không được thiết kế và bố trí hợp lý. Vì thế nên chú trọng trong việc lựa chọn vật liệu cũng như thiết kế thêm mái che, rèm điều chỉnh ánh sáng hoặc trông cây thêm trong khu vực giếng trời trong nhà.

Có nên làm hồ nước nhỏ dưới giếng trời?

Có thể làm hồ nước nhỏ dưới giếng trời nếu thiết kế đúng cách. Hồ nước giúp tăng cường yếu tố Thủy, điều hòa sinh khí nhưng cần đảm bảo nước luôn sạch và lưu thông.

Những vật phẩm phong thủy nào nên đặt ở giếng trời?

Nên đặt các vật phẩm phong thủy như thác nước mini, cây xanh (kim tiền, ngũ gia bì) hoặc đèn đá thạch anh ở giếng trời để tăng sinh khí. Các vật phẩm này giúp lưu thông năng lượng tốt, kết hợp yếu tố Thủy – Mộc hài hòa.

Lời kết

Với thiết kế thông minh, giếng trời trong nhà ống không chỉ tối ưu hóa nguồn ánh sáng tự nhiên mà còn cải thiện đáng kể hệ thống thông gió, mang đến một không gian sống thoáng đãng, dễ chịu. Tuy nhiên, để khai thác trọn vẹn tiềm năng của giải pháp này thì bạn cần lưu ý những nguyên tắc phong thủy cơ bản, bao gồm những điều cần tránh, những tác động không mong muốn có thể xảy ra, cũng như các phương án bố trí và cải tạo hiệu quả. Hãy chia sẻ cảm nhận về bài viết vào phần bình luận bên dưới!

Viết một bình luận